Bạn thường bắt gặp trên cơ thể mèo những loài sinh vật nhỏ sinh sống, chúng được gọi tên là “rận”. Vậy “rận mèo” là gì ? Chúng có tác hại như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ nhất về chúng nhé.
I. Rận mèo là gì? Tác hại của rận mèo
Rận mèo (bọ chét) là loài sinh vật sống ký sinh ở trên thân mình của mèo hoặc những động vật có lông dày. Chúng sinh sản trực tiếp trên ký chủ và sử dụng máu của ký chủ làm nguồn thức ăn để tồn tại.
Hình ảnh gớm ghiếc của rận mèo (bọ chét)
Rận có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể mèo như đầu, mặt, mũi, tai,…
Tác hại của rận mèo:
Rận mèo thường xuất hiện khi mèo không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng như điều kiện môi trường sống bẩn. Khi tiếp xúc với cơ thể con mèo, rận sẽ cắn và hút máu, vết cắn nhỏ nhưng gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy cho mèo.
Những vết lở loét nếu không được điều trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây ra các hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm trùng hay các căn bệnh truyền nhiễm khác mà chúng thường có khả năng mắc phải.
Rận ký sinh gây ra lở loét trên cơ thể mèo
Ngoài ra, khi rận phát triển quá nhiều, đồng nghĩa lượng máu mèo mất đi hằng ngày là rất lớn, gây ra hiện tượng thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi xương (Đặc biệt là với mèo con). Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển, tăng trưởng của cơ thể mèo.
Đó là thời điểm mèo xuất hiện các tình trạng như: Kén ăn, sụt cân, gầy còm, trụi lông. Nếu bạn không kịp thời điều trị, mèo sẽ có nguy cơ yếu dần, mất sức đề kháng và tử vong.
II. Rận mèo có lây sang người không?
Trong quá trình tiếp xúc hằng ngày với con người thì rận mèo vẫn có khả năng di chuyển từ mèo sang cắn, đốt người, gây ra hiện tượng loét hay ngứa ngáy, khó chịu.
Hình ảnh lở loét khi bị rận mèo đốt
Tuy nhiên, loài vi sinh vật này chỉ ưa sống ký sinh ở những loài vật lông dày, ấm áp và đủ điều kiện cho chúng sinh sản.
Cơ thể con người lại ít lông, nên ở môi trường này, rận mèo không thích ứng được, chúng không thể ký sinh và sinh sản. Chính vì vậy, rận mèo chỉ cắn chứ không ký sinh trên cơ thể người.
III. 6+ phương pháp trị rận cho mèo hiệu quả
Hiện nay, rận là loài thường ký sinh nhiều, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của mèo. Hiểu biết về đặc tính yêu thích những chỗ cư trú ấm áp, nhiều lông của các loài rận, nên có nhiều biện pháp trị rận được đưa ra, trong đó có 6 phương pháp trị rận cho mèo hiệu quả và được sử dụng phổ biến như sau:
1. Sử dụng vòng trị rận cho mèo
Vòng đuổi rận cho mèo được bổ sung hoạt chất Margosa bên trong. Hoạt chất này có tác dụng lan truyền qua da, lông giúp phòng chống rận và các ký sinh trùng một cách hiệu quả. Đây là phương pháp tiện lợi, dễ sử dụng.
2. Tắm rửa thường xuyên với xà phòng chuyên dụng
Trong quá trình nuôi mèo, cần tiến hành vệ sinh thường xuyên cho chúng, bằng cách tắm rửa, bắt rận với các loại sữa tắm chuyên dụng có hoạt chất Pyrethrin.
3. Ngâm mèo vào lưu huỳnh
Rận và nhiều loại ký sinh trùng khác thường rất sợ bột lưu huỳnh, nên bạn có thể ngâm mèo vào lưu huỳnh nồng độ 2%.
4. Sử dụng thuốc trị rận cho mèo
Thông thường, khi mèo bị rận bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y để khám và cấp thuốc. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Fipronil – chống và đuổi rận. Bạn có dùng thuốc dạng bột, nước xịt , thuốc nhỏ gáy,…. tùy thuộc vào số lượng rận mà sử dụng với nồng độ khác nhau.
5. Cách trị rận mèo bằng long não
Long não là vật mà được nhiều người sử dụng để đuổi vi sinh vật, côn trùng như gián ở trong các tủ quần áo. Mùi hương của nó có tác dụng đuổi chấy, rận.
Bạn có thể mua long não, giã nát và bôi lên cơ thể của mèo ( nhất là với mèo con) và tắm nắng khoảng 10 phút. Ngoài ra, để phòng rận thường xuyên, bạn nên để 2 viên để dưới ổ của mèo.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên lưu ý tới việc dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực cho mèo ở và quanh nhà sạch sẽ. Và tiến hành phun thuốc sát trùng theo định kỳ.
6. Nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y khi mèo bị rận
Khi mèo có các biểu hiện của việc có nhiều rận ký sinh mà bạn không thể xử lý, hãy đưa ngay chúng tới cơ sở thú y để được chăm sóc, tẩy rửa và tiêu diệt rận. Sau khi được bác sĩ cấp thuốc hoặc tiêm luôn cho mèo, bạn nên ghi nhớ các hướng dẫn và lưu ý đến cách dùng và chế độ chăm sóc mèo cho giai đoạn này.
Khi tình trạng của mèo đã quá nặng, bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để có cách điều trị phù hợp
IV. Cách phòng tránh rận mèo trong nhà
Trong công tác chăm sóc mèo, bạn cần lưu ý đến việc vệ sinh cơ thể cho chúng để tránh các loại ký sinh trùng sống và sinh sôi trên chúng, đặc biệt là các loài rận. Để phòng tránh rận mèo ngay trong căn nhà của mình, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh cho mèo, không cho mèo tiếp xúc với những vị trí bẩn, dễ có ký sinh trùng sinh sống. Cần tập cho chúng cách đi vệ sinh hợp lý, ăn uống sạch sẽ để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, đảm bảo ít có cơ hội cho rận ký sinh.
- Vệ sinh nhà cửa, nơi ở của mèo sạch sẽ theo định kỳ một cách thường xuyên, để tránh có chỗ cư ngụ cho nhiều loại sinh vật có hại. Đặc biệt, thường xuyên dọn dẹp và lau chùi, tẩy rửa các vật dụng mà mèo thường sử dụng.
- Cần lưu ý tắm rửa theo định kỳ cho mèo bằng các loại sữa tắm chuyên dụng , bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng bán thú cưng.
- Cần hạn chế việc cho mèo và các loài động vật có lông tiếp xúc với chăn gối của người để tránh việc bọ di chuyển và căn người. Vào mùa rận nhiều, cần hạn chế trẻ em tiếp xúc với chúng để tránh trẻ bị cắn, gây lở loét, khó chịu.
Trên đây là những thông tin về loài rận mèo, tác hại cũng như các biện pháp phòng trừ. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu các công tác chăm sóc và phòng trừ rận cho mèo cách hiệu quả. Chúc các bạn luôn vui vẻ.